Những món ăn tất niên truyền thống không thể bỏ lỡ
Tết đến xuân về không chỉ là dịp để cả gia đình sum họp sau một năm làm việc mệt mỏi và cùng quây quần quanh bữa cơm gia đình. Và đặc biệt không thể không nhắc đến những món truyền thông làm nên hương vị của ngày Tết như bánh chưng, giò chả, thịt kho… Hãy cùng chúng tôi khám phá ở bài viết sau đây.
Mỗi miền với mỗi hương vị khác nhau
Tết là một dịp vô cùng đặc biệt và ý nghĩa
Tết là một dịp lễ đặc biệt của dân tộc để con cháu quây quần và cùng dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Đối với riêng lĩnh vực ẩm thực, tại mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những hương vị đặc trưng riêng biệt, mang đậm nét đẹp của mỗi nền văn hóa và phong cách sinh hoạt.
Miền Bắc

Miền Bắc với các món ăn cầu kỳ
Nằm ở địa đầu của tổ quốc, Miền Bắc là xứ sở có đủ 4 mùa trong năm, đặc biệt vào dịp Tết tiết trời thường se lạnh. Với đặc điểm này, các món ăn đều được chế biến và sử dụng ngay khi còn nóng hổi để giữ trọn được hương vị và giá trị dinh dưỡng.
Các món ăn sẽ được chế biến khá công phu, cầu kỳ và phải theo đúng quy chuẩn gồm 4 bát – 4 đĩa. Các món canh xương ninh, canh miến … đều mất rất nhiều công sức và cần nhiều thời gian để chế biến.
Miền Trung

Các món ăn miền trung hướng tới sự tinh tế và khéo léo riêng
Không chỉ cầu kỳ và chỉn chu như mâm cơm tết miền Bắc, ở mâm cơm miền Trung ta thấy được sự khéo léo, chắt chiu đúng như đặc tính của người dân. Thông thường người miền Trung hay cúng chay vào 3 ngày tết, các món sẽ được bày ra nhiều bát đĩa nhỏ.
Miền Nam

Hình ảnh mâm cúng Miền Nam
Có thể nói, Miền Nam có nét ẩm thực khác biệt nhất so với 2 vùng miền trên, lý do chính là nằm ở điều kiện khí hậu và vị trí địa lý. Vì tiết trời có phần oi nóng nên những món ăn sẽ được ăn nguội, các món không quá cầu kỳ hay nhiều dầu mỡ.
Điểm đặc biệt của mâm cơm tết Miền Nam chính là ý nghĩa riêng biệt của mỗi món ăn, tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp, sung túc và gặp nhiều may mắn.
Các món ăn tất niên truyền thống
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về mâm tết truyền thống, hãy cùng chúng tôi khám phá nét đặc biệt của 4 món ăn sau đây.
Bánh chưng (bánh tét)

Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu của ngày Tết
Cái tên đầu tiên chính là bánh chưng hay gọi là bánh tét theo cách gọi của từng địa phương. Bánh được gói bằng lá dong, nhân bên trong gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn được tẩm ướp qua bằng tiêu và nước mắm. Thời gian luộc bánh chưng sẽ từ 10-12 tiếng.
Theo quan niệm truyền thống, bánh chưng tượng trưng cho sự thịnh vượng, phồn thực. Đặc biệt, việc gói và nấu bánh chưng đã trở thành nét văn hóa đặc sắc và tạo nên tập quan tốt đẹp của dân tộc. Bánh chưng sẽ được ăn cùng một số loại dưa muối để tăng thêm hương vị.
Giò lụa

Để món ăn thêm hấp dẫn, có thể chấm cùng nước mắm
Trong mỗi mâm cúng ngày Tết sẽ không thể thiếu một đĩa giò lụa hấp dẫn, được xếp vuông vức ngay tại vị trí trang trọng của bàn thờ. Giò lụa được làm từ thịt nạc, thăn lợn được giã nhuyễn, sau đó gói bằng lá chuối và luộc chín.
Theo các đánh giá, giò lụa đạt chuẩn sẽ có màu trắng ngà hơi ngả sang hồng, trên bề mặt có một vài lỗ nhỏ. Khi nếm thử sẽ có mùi thơm dịu nhẹ từ thịt lớn, nước mắm ngon và không bị quá mềm nhũn. Giò lụa sẽ được cắt thành hình hoa thị hoặc hình sao.
Xôi

Món xôi
Không chỉ là món ăn quen thuộc của mỗi ngày tết, xôi còn xuất hiện tại rất nhiều bữa ăn của người Việt với vô vàn biến tấu khác nhau. Nguyên liệu chính để chế biến món xôi chính là gạo nếp, có thể pha cùng gạo tẻ theo tỷ lệ nhất định. Cách làm xôi truyền thống nhất là đồ xôi trong một chiếc chõ và nồi nhôm đặc biệt.
Gà luộc

Gà luộc luôn xuất hiện trong mâm cúng của mọi nhà
Hình ảnh gà luộc trong mỗi mâm cúng đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc và đong đầy ý nghĩa bởi gà là biểu tượng cho sự cương trực, tinh thần mạnh mẽ, quả cảm. Điều này rất phù hợp với phong tục và nét ẩm thực của người Việt Nam từ ngàn đời xưa.
Gà có thể được tạo thành hình tượng ngậm bông hoa trong miệng hoặc gà cánh chéo.
Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức thật bổ ích về ngày Tết mà đặc biệt là mâm cúng tất niên.